Trang chủ Pháp luật Bà Rịa-Vũng Tàu: Doanh nghiệp tận thu cát, Sở NN&PTNT chịu trách...

Bà Rịa-Vũng Tàu: Doanh nghiệp tận thu cát, Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm?

Ngày đăng:
35

Việc thi công nạo vét và vận chuyển khoáng sản đều do đơn vị thi công tự quyết định, không có sự giám sát của địa phương cũng như chủ đầu tư.

Thời gần đây, người dân ở Bà Rịa Vũng Tàu liên tục phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng việc nạo vét hồ thủy lợi để khai thác cát. Do khai thác cát theo cách tận thu đã gây sạt lở tại một số nơi.

Cuộc khảo sát mới đây của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại dự án hồ Sông Hỏa và Đập sông Kinh do Công ty TNHH Dịch vụ sản xuất Cát Hà thi công nạo vét, cải tạo cho thấy, cát bị khai thác nham nhở tạo nên những hố sâu rất nguy hiểm. Việc thi công nạo vét và vận chuyển khoáng sản đều do đơn vị thi công tự quyết định, không có sự giám sát của địa phương cũng như chủ đầu tư dự án.

ba ria-vung tau: doanh nghiep tan thu cat, so nn&ptnt chiu trach nhiem? hinh 1

Doanh nghiệp thi công lấn vào rừng ngoài khu vực quy định từ 50 -100 mét.

Theo ông Trần Đình Khoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc nạo vét này nói một cách dễ hiểu là “đào để lấy cát”.

“Đối với Hồ sông Hỏa cấp nước cho sông Kinh và cho người dân nông thôn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, khu vực thi công nằm ngoài khu vực nạo vét. Hay nói cách khác là người ta đào lấy cát. Điều này chúng tôi cảm thấy cần chính chỉnh lại. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư không kiểm tra giám sát”, ông Khoa nhấn mạnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, dự án cải tạo hồ sông Hỏa đã được thi công từ cuối năm 2017, quy mô thực hiện nạo vét là 55ha, mực sâu kết thúc khai thác âm 20 mét. Tuy nhiên, thời điểm này chủ đầu tư vẫn chưa có biên bản bàn giao mốc ranh giới, chưa được cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án; chưa bố trí hố lắng, chưa thực hiện việc giám sát môi trường…. Bà Rịa-Vũng Tàu đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công để hoàn thiện các thủ tục cần thiết.

Đối với dự án Đập sông Kinh dù thời điểm giám sát không thấy máy hút, nhưng trước đó các lần khảo sát không thông báo và qua ý kiến của cử tri thì nhận thấy doanh nghiệp có thực hiện việc hút cát. Trước đó, trao đổi với phóng viên VOV về việc quản lý tài nguyên cát, đá tại các dự án cải tạo hồ thủy lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, cải tạo các hồ thủy lợi là nhằm trữ nước ngọt, mở rộng không gian, những doanh nghiệp nào không chuẩn mực về môi trường và lợi dụng để khai thác cát thì chấn chỉnh và xử lý.

“Doanh nghiệp làm ăn kinh tế phải tuân thủ môi trường, doanh nghiệp nào không tuân thủ về môi trường thì mình phải nhắc nhở và đi đến kiểm soát doanh nghiệp đó”, ông Lĩnh nói.

ba ria-vung tau: doanh nghiep tan thu cat, so nn&ptnt chiu trach nhiem? hinh 2
Các phương tiện đang thi công cải tạo hồ Đá Đen.

 

Theo ông Trần Đình Khoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu không có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết thì hầu như tất cả các hồ thủy lợi khi giao cho đơn vị thi công, họ đều thực hiện không đúng với cam kết với chủ đầu tư. Như tại hồ sông Hỏa do quá chậm trễ trong việc giám sát, kiểm tra dẫn đến việc không thể khắc phục được nữa.

Thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư của tất cả các hồ nước để thực hiện cải tạo, quản lý nguồn nước. Tất cả các hồ nước có được cải tạo, nạo vét đúng kỹ thuật, đúng công suất thiết kế, có phát huy được công dụng trong việc cấp nước tưới tiêu và nước sinh hoạt hay không là trách nhiệm thuộc về Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Do vậy, nếu để đơn vị thi công không đúng như cam kết thì Sở này sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm (!?)./.

Theo/Lưu Sơn/VOV-TPHCM