- ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức hội thảo kết nối nhà khoa học và Doanh nghiệp
- Ra mắt chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot (AIC)
- ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức Gala “ Chào đón tân sinh viên”
- ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ lớp 12 đợt 2
- Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa với nhiều ý tưởng độc đáo
Sáng ngày 17/10/2017, Khoa Cơ khí – Ô tô trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với Hội Cơ khí TP. HCM (HAME) tổ chức chương trình hội thảo với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Bối cảnh – Sản phẩm điển hình – BIT 4.0 & Tương lai phát triển ô tô điện tại Việt Nam”.
Chương trình được tổ chức nhằm mục đích tạo dựng và đẩy mạnh các vấn đề về nghiên cứu, trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng liên quan đến lĩnh vực cơ khí – ô tô trong thời điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ngày càng phát triển và lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.
Đến với hội thảo, các đại biểu, cán bộ giảng viên, sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có cơ hội nghe các bài tham luận với chủ đề về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm công nghệ tiến tiến điển hình; In 3D: các công nghệ và ứng dụng; Mạng lưới Kinh doanh – Đổi mới – Công nghệ (PGS-TS. Phạm Ngọc Tuấn); Công nghiệp ô tô thế giới, góc nhìn về Công nghiệp ô tô VN, Tổng quát về năng lượng – Năng lượng mới áp dụng cho ô tô: Tương lai ô tô điện (TS. Khương Quang Đồng); Ý tưởng khởi nghiệp với xe đạp tre (ThS. Phạm Minh Trí).
Chương trình hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, chuyên gia đầu ngành
Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mà điển hình là sự hợp nhất của các loại công nghệ đã xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực, đòi hỏi các trường đại học truyền thống phải thay đổi trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là cần nhanh chóng chuyển sang mô hình đào tạo “những gì thị trường cần” để tránh nguy cơ bị tụt hậu.
Theo PGS-TS. Phạm Ngọc Tuấn, đặc trưng của cuộc cách mạng 4.0 chính là sự đột phá công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là công nghệ máy in 3D, còn gọi là chế tạo “cộng” sẽ cung cấp góc nhìn khác so với các phương pháp gia công truyền thống” (chế tạo “trừ”). Những công nghệ mới nầy sẽ tác động đến mọi nền kinh tế, mọi nền công nghiệp, chúng có khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đồng thời thách thức chúng ta về trách nhiệm đào tạo nhân tài chô quốc gia. Và đây chính là cơ hội tốt cho cán bộ giảng viên, sinh viên khoa Cơ khí – Ô tô nói riêng và trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói chung có thể gắn kết, tạo cầu nối để phát huy thế mạnh và cùng nhau giải quyết các vấn đề thiết yếu của xã hội.
PGS-TS Phạm Ngọc Tuấn giới thiệu đến các đại biểu các lĩnh vực công nghệ sẽ được phổ biến trong thời gian tới
Trong guồng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trường đại học không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn phải là trung tâm đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu”, PGS-TS. Trần Thị Hồng, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ.
Với định vị là trường đại học ứng dụng thực hành, ĐH Nguyễn Tất Thành rất chú trọng trong công tác gắn kết giữa nhà trường với nhà doanh nghiệp. Đến nay, Nhà trường đã hợp tác với hơn 1.000 doanh nghiệp thành viên hoạt động đa lĩnh vực như công nghệ thông tin, dệt may, nhà hàng, khách sạn… tạo diễn đàn để nhà trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi và hợp tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đào tạo ra nguồn lao động giỏi kiến thức lẫn chuyên môn nghề nghiệp. Các doanh nghiệp này cũng là cánh tay nối dài của nhà trường, hỗ trợ trường mở rộng xưởng thực hành, phòng thí nghiệm và tạo điều kiện cho sinh viên thực hành – thực tập ngay trong môi trường thực tế.
Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc gắn kết giữa đào tạo với việc làm: mở phòng khám Đa khoa ĐH Nguyễn Tất Thành, đáp ứng chỗ làm, chỗ thực tập cho sinh viên khối ngành sức khỏe; hay sản suất, cung ứng thực phẩm organic: nấm mộc nhĩ, nấm bào ngừ, cà chua beef, ớt Nhật, dưa lưới (khoa Công nghệ Sinh học)…
Nguyên Ngọc