- Chủ tịch LDG Group Nguyễn Khánh Hưng “bán chui” 2,6 triệu cổ phiếu
- Căn hộ tại Hanoi Melody Residences – Thiết kế chạm cảm xúc
- Cuộc sống vẹn tròn cho cư dân mọi lứa tuổi tại Hanoi Melody Residences
- Hanoi Melody Residences – Nơi mọi ô cửa đều mở ra miền xanh yên bình
- Ngắm cận cảnh từng chi tiết trong căn hộ mẫu Hanoi Melody Residences
Trước vụ cháy, chung cư Carina trải qua 6 năm không được tổ chức hội nghị chung cư để bầu ra Ban quản trị. Trong khi đó, chủ đầu tư đang nợ hơn 23 tỷ đồng phí bảo trì chung cư này.
Các chuyên gia PCCC nhận định vụ cháy tại chung cư Carina, phường 15, quận 8, TP.HCM rạng sáng 23/3 làm 13 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây trên địa bàn TP.HCM. Đây cũng là vụ cháy lớn thứ hai trong vòng hai thập kỷ, chỉ sau vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) năm 2002.
Điều đáng nói, tình trạng mất an toàn trong sinh hoạt của chung cư này đã được phản ánh rất nhiều từ vài năm trước.
Vào năm 2016, báo Sài Gòn Giải Phóng cũng từng phản ánh về những bất cập trong công tác quản lý tại chung cư này. Chung cư đã đi vào sử dụng từ năm 2012, sau 6 năm hoạt động, vẫn chưa có ban quản trị, cư dân vẫn chưa được an cư.
Chủ đầu tư Carina đang nợ hơn 20 tỷ đồng phí bảo trì chung cư Carina Plaza.
Với những phản ánh và những thực tế trên, nhiều người lo ngại, phải chăng chủ đầu tư chung cư này, đơn vị chịu trách nhiệm về hoạt động của chung cư, đã đang làm việc theo kiểu đem con bỏ chợ?
Trên báo cáo tài chính quý IV/2017 của công ty mẹ, Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB), tính đến ngày 31/12/2017, công ty vẫn đang nợ 23,3 tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư Carina Plaza. Trong khi đó ở báo cáo tài chính hợp nhất, tổng số quỹ bảo trì mà NBB phải trả cho các dự án khác lên đến 44 tỷ đồng. Con số phải trả này thể hiện liên tục trên báo cáo tài chính nhiều năm.
Một chuyên gia bất động sản cho biết việc chủ đầu tư chây ì trả phí bảo trì chung cư xảy ra rất nhiều trong thời gian qua, ở rất nhiều dự án dù đã đi vào vận hành nhiều năm. Đây là lý do lớn nhất dẫn đến xung đột trong chung cư leo thang, khi Ban quản trị không được bàn giao quỹ để hoạt động.
“Đối với dự án Carina Plaza, đây cũng có thể là lý do chính nhiều năm qua chủ đầu tư không chịu tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị. Hiện nay các tòa nhà vẫn giao cho Công ty con Hùng Thanh quản lý với chi phí thấp, vì nếu bầu ban quản trị thì phải chuyển giao số tiền này”, chuyên gia này nhận định.
Các chuyên gia cũng nói rằng việc sử dụng các đơn vị quản lý dự án với chi phí thấp đang khiến khâu vận hành trở nên khó khăn và dễ phát sinh tranh chấp, cũng như rủi ro trong an sinh. Vụ hỏa hoạn ở chung cư Carina là sự cố đáng báo động cho tình trạng này.
Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy, tiền thân là Chi nhánh Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 tại Bình Thuận được thành lập theo Quyết định số 4750/QĐ-TCCB ngày 1/11/2004 của hội đồng quản trị tổng công ty. Ngày 4/7/2005, Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy được chính thức thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103003556 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp.
NBB sở hữu quỹ đất tương đối lớn, gần 370 ha, phân bổ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Riêng tại TP.HCM, công ty này sở hữu đến 58 ha đất (phần lớn là đất sạch), tập trung tại quận 8 và huyện Bình Chánh.
Cho đến nay, ngoài Hội sở chính tại TP.HCM, NBB đã mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều địa phương khác như: Bạc Liêu, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Ninh… thông qua hoạt động của 4 chi nhánh và 4 công ty thành viên.
Công ty này đã và đang triển khai hàng chục dự án bất động sản, hạ tầng giao thông tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP.HCM, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bạc Liêu, Quảng Ninh… Trong đó, riêng tại TP.HCM, công ty có tới 6 dự án bất động sản đã và đang triển khai. Ngoài Carina Plaza còn có Dự án City Gate Tower, Khu căn hộ cao tầng Diamond Riverside, NBB Garden II, Khu phức hợp Tân Kiên – Bình Chánh…
Không chỉ nợ phí bảo trì ở chung cư Carina Plaza, trong báo cáo tài chính hợp nhất của NBB còn chỉ rõ dự án chung cư Citygate của chủ đầu tư này cũng đang bị nợ 25 tỷ đồng. Đây là hệ quả của việc công ty mẹ một thời gian dài sống trong nợ nần, khiến các chi phí tài chính vẫn chưa thể cân đối.