- Lâm Đồng: Yêu cầu tháo dỡ khu vui chơi không phép ở Sun Valley Farm
- Cận cảnh Cụm 5 – “đất vàng” chuẩn bị đấu giá ở Vũng Tàu
- Nhà đầu tư sốt sắng đi “săn” đất, môi giới tất bật dẫn khách đi xem trước thềm luật có hiệu lực từ ngày 1/8
- Công ty Phú Thành Công phù phép đất cá nhân thành “dự án ma” khu dân cư Hưng Lộc
- Trước thềm luật có hiệu lực, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn” đất nền vùng ven khiến giá bật tăng
Gần đây, trên khắp mạng thông tin truyền thông đang giới thiệu rầm rộ dự án siêu hót của Công ty Hà An (Công ty thành viên của Tập đoàn Đất Xanh) làm chủ đầu tư mang tên Opal Skyline và được chính Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đứng ra phân phối phát triển. Quảng cáo là thế, còn thực tế ra sao? Pháp lý dự án có rõ ràng hay cũng mập mờ để khách hàng “nhận đủ” như các dự án trước đây do DXG bán?
Pháp lý dự án chưa rõ ràng, khách hàng sẵn sàng nhận trái đắng?
Dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Tiết Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương các nhân viên của DXG xếp hàng để phát tờ rơi trước cổng dự án mang tên Opal Skyline.
Theo một anh tên A.D tự giới thiệu là nhân viên của DXG cho biết: “Dự án Opal Skyline đang được xem là dự án siêu hót của thị trường Bình Dương hiện nay, giá 26 triệu/m2 thôi. Dự án mặt tiền, vị trí qúa đẹp nếu không nhanh tay là không còn đâu.”
Theo lời giới thiệu nhân viên DXG cung cấp, hiện dự án đã có 1/500 và đang xin giấy phép xây dựng. Hiện công ty đang nhận đặt chỗ với hình thức “phiếu yêu cầu tư vấn” 50 triệu đồng.
Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi chiều 18/8, hiện dự án là bãi đất trống, có vài chiếc xe ủi, xe máy xúc ở trong dự án.
Việc chưa đủ pháp lý mà nhận tiền từ khách hàng sẽ mang lại rủi ro rất cao khi khách hàng xuống tiền.
Khi nhắc đến “cái bắt tay” giữa Công ty Hà An và DXG thì dư luận không mấy xa lạ khi bộ đôi này dính lùm xùm tại dự án Opal Boulevard (18 Kha Vạn Cân, P. Bình An, TX. Dĩ An, Bình Dương).
Cụ thể, ngày 20/3/2020, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang tiến hành xử lý hồ sơ khiến nại của một khách hàng mua căn hộ tại dự án Opal Boulevard (18 Kha Vạn Cân, P. Bình An, TX. Dĩ An, Bình Dương).
Nội dung đơn khiếu nại của khách hàng cho rằng, chủ đầu tư dự án Opal Boulevard đã thực hiện nhiều điều khoản mua bán căn hộ không đúng với hợp đồng mua bán (HĐMB) mẫu đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Sở Công thương Bình Dương vào cuộc kiểm tra, nhận thấy nhiều nội dung phản ánh của người dân về HĐMB tại dự án Opal Boulevard có cơ sở khi so sánh giữa HĐMB mẫu mà cơ quan chức năng phê duyệt với HĐMB mà doanh nghiệp đã ký với khách hàng.
DXG ông lớn nhiều tai tiếng trong làng BĐS
Liên quan đến việc hàng trăm khách hàng tại Đồng Nai điêu đứng vì trót tin chủ đầu tư DXG mà bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mua dự án với tên gọi Golden Hill tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Theo khách hàng phản ánh, mặc dù đã thanh toán 100% số tiền mua đất thế nhưng gần 4 năm nay DXG cứ thất hẹn hết lần này đến lần khác chưa bàn giao chứng quyền sử dụng đất cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn bức xúc khi nhiều hạng mục được DXG “vẽ” để bán hàng vẫn còn nằm trên giấy.
Trước đó, vì quá bức xúc với sự chờ đợi trong mỏi mòn, khách hàng tìm đến trụ sở công ty ĐXG để đòi sổ.
Tiếp theo đó, DXG đã trả lời khách hàng rằng đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chuyển nhượng và đang chờ kết quả từ UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện chuyển nhượng cho khách hàng. Đồng thời, DXG đã hỗ trợ bàn giao bản gốc giấy chứng nhận cho những khách hàng có nhu cầu.
Theo đó, văn bản gửi khách hàng của DXG cũng nêu rõ: “UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền xử lý và quyết định về việc cấp giấy chứng nhận. Do đó, DXG cũng hoàn toàn bị phụ thuộc vào tiến độ xử lý của UBND tỉnh Đồng Nai”.
Trước những thông tin nói trên, UBND tỉnh Đồng Nai sau đó cho biết, ngày 8/5/2012, UBND tỉnh có Văn bản số 3188/UBND-CNN chấp thuận đầu tư dự án khu dân cư thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, trong đó UBND tỉnh có yêu cầu chủ đầu tư phải triển khai xây dựng xong, được cơ quan chức năng xác nhận và nghiệm thu hoàn thành đồng bộ hạ tầng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
Do chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định nêu trên nên chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, DXG chuyển nhượng 123 lô đất nền cho khách hàng là không đúng quy định
UBND tỉnh cho biết: “Việc DXG cho rằng việc công ty chậm làm Giấy CNQSDĐ cho khách hàng là do UBND tỉnh Đồng Nai chậm giải quyết các thủ tục là không có cơ sở. Khách hàng mua đất có quyền khởi kiện người ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại TAND để được xem xét giải quyết theo đúng quy định”.
Về nội dung trên, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng thông tin, qua trao đổi với bên mua và DXG, xác định trách nhiệm hiện tại không thuộc TN-MT.
Quá bức xúc, nhiều lần sau đó khách hàng ở dự án Gold Hill tiếp tục căng băng rôn đòi sổ hồng và yêu cầu phía DXG giải quyết. Thế nhưng, cứ lặp đi lặp lại chuyện khách hàng đến trụ sở DXG rồi ra về trong sự thật vọng trước ông lớn BĐS đầy tai tiếng này.
Bên cạnh đó, dự án Gem Riverside tại quận 2 được DXG ra mắt vào năm 2018 và được xem là dự án chiến lược của DXG trong năm 2019. Thế nhưng, dự án này cho đến hiện nay vẫn “đứng hình” và dính nhiều lùm xùm.
Theo tìm hiểu, tại thời điểm đó, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Du lịch Khang Hưng (đơn vị hợp tác với DXG) tiến hành huy động vốn của khách hàng với số tiền 50 triệu đồng để đặt cọc.
Đến thời điểm tháng 3/2019, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định chưa tiếp nhận và chưa giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tại Gem Riverside.
Ngoài ra, việc DXG việc vẽ thêm diện tích của dự án ở 2 phân khu CC1 và CC5 khi biến tổng diện tích của dự án từ 4,3 ha lên đến 6,7 ha đã khiến dư luận phải lắc đầu ngáo ngán.
Theo thông tin tìm hiểu, hiện nay có không ít khách “đang chôn vốn” vào dự án Gem Riverside. Nhiều khách hàng ngậm ngùi tìm cách rao bán thông qua các trang web mua bán bất động sản với hi vọng thu hồi vốn.
Theo Thiên An/Thương trường