- Lâm Đồng: Yêu cầu tháo dỡ khu vui chơi không phép ở Sun Valley Farm
- Cận cảnh Cụm 5 – “đất vàng” chuẩn bị đấu giá ở Vũng Tàu
- Nhà đầu tư sốt sắng đi “săn” đất, môi giới tất bật dẫn khách đi xem trước thềm luật có hiệu lực từ ngày 1/8
- Công ty Phú Thành Công phù phép đất cá nhân thành “dự án ma” khu dân cư Hưng Lộc
- Trước thềm luật có hiệu lực, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn” đất nền vùng ven khiến giá bật tăng
Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Sóng Việt với quy mô 7,6ha, có tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng. Đây là dự án được UBND TPHCM chỉ định đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.
Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Sóng Việt với quy mô 7,6ha, có tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng. Đây là dự án được UBND TPHCM chỉ định đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, Khu phức hợp Sóng Việt cần phải được xem xét, xác định lại giá đất để truy thu, tránh thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Dư luận đặt ra câu hỏi, ông chủ Quốc Lộc Phát là ai mà có thể được UBND TPHCM ưu ái, chỉ định làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Sóng Việt.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty Quốc Lộc Phát bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2014, có vốn điều lệ hiện tại là 1.500 tỷ với đồng ba cổ đông sáng lập là Nguyễn Văn Thắng (40%), Nguyễn Viết Tuấn (30%) và Lê Văn Tú (30%).
Sau khi ông Nguyễn Văn Thắng không còn nắm giữ cổ phần thì công ty do ông làm Chủ tịch HĐQT là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng thay thế với tỷ lệ vốn góp giữ nguyên là 40% vốn điều lệ.
Tháng 7/2016, UBND TP ban hành Quyết định số 3652/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát chính thức trở thành nhà đầu tư dự án này.
Được chỉ định làm dự án lớn, song tháng 10/2016, Hải Đăng thoái toàn bộ vốn khỏi Quốc Lộc Phát. Thay vào đó là ông Phạm Quang Hưng – người đại diện pháp luật của công ty – nắm 45% vốn, xuất hiện thêm cá nhân Nguyễn Minh Bảo Châu sở hữu 10% và hai cổ đông nước ngoài là Orbista sở hữu 25% và Keppel Land Thủ Thiêm nắm 20%.
Hai cổ đông nước ngoài này của Quốc Lộc Phát đều là những công ty con của tập đoàn Keppel Corporation – một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singagore với 20 dự án được cấp phép tại Việt Nam.
Theo thông cáo phát đi của Keppel Corporation, các công ty con là Orbista và Keppel Land đã chi tổng cộng 742 tỷ đồng để mua 45% cổ phần tại Quốc Lộc Phát.
Thế nhưng, tháng 6/2018, Keppel Land thoái toàn bộ vốn tại Quốc Lộc Phát, còn Orbista giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 15%. Ông Phạm Quang Hưng cũng chỉ nắm 14%.
Sau nhiều lần thay đổi, đến nay cổ đông sở hữu tỷ lệ chi phối Quốc Lộc Phát trở lên bí ẩn. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty này vẫn là ông Phạm Quang Hưng. Vậy ông Phạm Quang Hưng là ai?
Theo dữ liệu của PV, Chủ tịch Phạm Quang Hưng (SN 1968) từng được biết đến là Tổng giám đốc Công ty cổ phần may – diêm Sài Gòn. Ngoài ra, ông Hưng cũng là giám đốc Công ty cổ phần Thuận An – một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài hai công ty trên, ông Phạm Quang Hưng còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PDG – Công ty này được thành lập từ tháng 8/2012. Tính đến tháng 1/2016, PDG có vốn điều lệ 50 tỷ đồng.
Dù là công ty nhỏ, song PDG được biết đến là cổ đông của Công ty cổ phần MAV. Đây là công ty có vốn điều lệ 675 tỷ đồng, do ông Phạm Quang Hưng nắm cổ phần chi phối với 88%.
Theo Thủy Tiên/Đời sống & Tiêu dùng