- Tiên Nguyễn, Louis Nguyễn đại diện tập đoàn IPP chứng kiến buổi ký biên bản ghi nhớ hợp tác kích cầu tiêu dùng quận Tân Bình
- Nam A Bank chiếm giữ tài sản thế chấp của khách hàng?
- EVN Finance giới thiệu thương hiệu cho vay tiêu dùng Easy Credit
- Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
- Sắp diễn ra Supporting Industry Show 2024 – Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024
Vietcombank, Techcombank, MBBank, hiện là 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất.
Tỉ lệ CASA (Current Account Savings Account) hay tỉ lệ tiền gửi không kì hạn đã trở thành chỉ tiêu được nhiều người quan tâm khi đánh giá hoạt động tài chính của một ngân hàng.
Vietcombank, MBBank và Techcombank là 3 ngân hàng đã quá quen thuộc khi nói đến việc có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất trong hệ thống. Cả 3 ngân hàng này đều đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) ở quanh mức 30%, cao hơn hẳn so với những nhà băng còn lại trong hệ thống.
Tuy nhiên, kết thúc 3 tháng đầu năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng sụt giảm mạnh.
Cụ thể, tại Techcombank tiền gửi không kỳ hạn trong quý 1/2020 đạt 72.173 tỷ đồng, giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Theo đó, tỷ lệ CASA của Techcombank cũng giảm từ mức 32,9% xuống còn 30,7%. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Techcombank theo đuổi chiến lược ‘zero fee’, CASA của ngân hàng này có mức sụt giảm mạnh như vậy.
Tại “ông lớn” Vietcombank, kết thúc quý 1/2020, tiền gửi khách hàng chỉ suýt soát đầu năm, đạt hơn 934.048 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại Vietcombank cũng giảm 7% xuống còn 244.257 tỷ đồng.
Đặc biệt, tiền gửi và vay các TCTD khác cũng giảm mạnh 41%, còn hơn 43.642 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm đến nay, Vietcombank đã 2 lần công bố giảm phí dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng với mục tiêu giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kết quả, tỷ lệ CASA của Vietcombank trong quý 1/2020 giảm từ mức 30,7% xuống còn 29,4%.
Đáng chú ý nhất, kết thúc 3 tháng đầu năm, tiền gửi của khách hàng tại MBBank giảm 12%, xuống còn 240.737 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng giảm mạnh 22% xuống còn 71.853 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng giảm 4% xuống còn 161.130 tỷ đồng; tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ cũng đều giảm mạnh, lần lượt là 58% và 24% xuống còn 1.964 tỷ và 5.790 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CASA của MBBank trong quý I sụt giảm xuống 33%.
Trong năm 2019, MBBank giữ vị trí quán quân với hơn 92.352 tỷ đồng tiền gửi không kì hạn, chiếm khoảng 35% tổng số dư tiền gửi khách hàng trong năm 2019.
Hiện tại, tiền gửi khách hàng giảm mạnh là một trong những vấn đề đáng ngại nhất của MBBank.