Trang chủ Pháp luật TP.HCM: Tranh chấp hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và...

TP.HCM: Tranh chấp hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và công ty Windsor

Ngày đăng:
58

Sáng ngày 26/9, TAND quận 1 đã mở phiên tòa xét xử vụ sơ thẩm án tranh chấp hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là ông Anthony James Fields (SN 1972, quốc tịch Anh) với bị đơn là Công ty CP Tập đoàn Quản lý BĐS Windsor (gọi tắt WMC).

Theo trình bày của đại diện nguyên đơn, ngày 23/4/2015, ông Fields được WMC tuyển dụng vào vị trí quản lý tòa nhà Times Square và Union Square. Ông Anthony phải thử việc trong vòng 3 tháng kể từ ngày 20/8/2015 đến ngày 20/11/2015.

Trong thỏa thuận thử việc giữa hai bên có quy định, sau thời gian thử việc bất kỳ bên nào đều có thể yêu câu chấm dứt hợp đồng lao động bằng cách thông báo cho bên kia trước một tháng. Người sử dụng lao động phải bồi thường cho khoản thời gian báo trước bằng một tháng lương “thực lãnh”.

TP.HCM: Tranh chấp hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và công ty Windsor - Ảnh 1Tòa nhà Times Square nơi WMC thuê ông Anthony làm quản lý

Tuy nhiên, dù hết thời gian thử việc, WMC đã không đưa ra bất kỳ đánh giá kết quả và không thực hiện việc ký hợp đồng lao động như cam kết.

Đến ngày 26/11/2015, khi đã trôi qua hơn 6 ngày của hợp đồng thử việc. Lúc này, WMC mới gửi thông báo đến ông Anthony kết quả thử việc với nội dung không đạt yêu cầu.

Sau đó, WMC đã không tiếp nhận ông Anthony vào làm việc và tiến hành thu hồi mã số nhân viên cùng nhiều vật dụng làm việc. Không chấp nhận, ông Anthony đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu WMC giải trình và thu hồi quyết định của công ty này. Thế nhưng phía WMC vẫn im lặng và không có động thái nào để giải quyết.

Đến ngày 29/7/2016, vì quá bức xúc, ông Anthony đã quyết định khởi kiện vụ việc ra TAND quận 1 để đòi quyền lợi hợp pháp của mình.

TP.HCM: Tranh chấp hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và công ty Windsor - Ảnh 2 Tòa nhà Union Square nơi ông Anthony thử việc

Tại phiên tòa, ông Anthony yêu cầu TAND quận 1 tuyên buộc WMC phải bồi thường hai tháng tiền lương hơn 22 ngàn USD (hơn 532 triệu đồng); Trả tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 20/10/2015 đến ngày 26/9/2018 với số tiền hơn 388 ngàn USD (hơn 9 tỉ đồng); Trả khoản tiền chênh lệch những ngày làm việc chính thức với tiền hơn 65 triệu đồng. Tổng số tiền WMC phải trả cho ông Anthony là hơn 9,6 tỉ đồng.

Tại phiên tòa tòa, đại diện bị đơn cho biết, tại văn bản 26/11/2015, ông Anthony đã không hoàn thành công việc mục tiêu đã thỏa thuận, thường xuyên không tuân thủ thời gian làm việc và vi phạm về quy định chấm công.

Đối đáp lại vấn đề này, luật sư Lâm Hiền Phước (bảo vệ quyền hợp pháp của ông Anthony) đã yêu cầu cung cấp các bằng chứng để chứng minh việc làm của ông Anthony. Theo luật sư Phước, việc WMC không chứng minh được các lỗi của ông Anhthony như trong văn bản thì đồng nghĩa nguyên đơn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trong khoản thời gian thử việc.

TP.HCM: Tranh chấp hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và công ty Windsor - Ảnh 3Phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 26/9

Đối với phần thông báo kết quả thử việc, luật sư Phước dẫn quy định tại Điều 7 nghị định 05/2015NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động thì: “Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả lao động đã làm thử; Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng với người lao động”.

Qua đó, sau khi kết thúc thời gian và thỏa thuận thử việc, WMC đã không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho ông Anthony về kết quả công việc làm thử. Như vậy, sau thời gian thử việc thì ông Anthony vẫn tiếp tục làm việc tại WMC và thời gian làm việc này phải được xem là thời gian làm việc chính thức theo hợp đồng lao động.

Sau kết thúc phần tranh luận của phía nguyên đơn và bị đơn, HĐXX bước vào phòng nghị án. Sau khi nghị án, HĐXX đã không chấp nhận bất kỳ yêu cầu của phía ông Anthony đưa ra.

Theo Dansinh.vn