- Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
- Sắp diễn ra Supporting Industry Show 2024 – Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024
- Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh hàng loạt đại diện doanh nghiệp
- Xử phạt nhiều tiệm vàng ở Cần Thơ và Long An
- Ngân hàng rao bán khoản nợ thế chấp bằng dự án resort 4 sao Côn Đảo
Xét về quy mô tổng tài sản, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đứng thứ 5 trong hệ thống các tổ chức tín dụng, chỉ xếp sau các ngân hàng thương mại có nguồn gốc quốc doanh. Tuy nhiên, cổ đông luôn thất vọng về lợi nhuận bọt bèo mà ngân hàng này mang lại và SCB thường xuyên “ém nhẹm” thuyết minh báo cáo tài chính.
SCB vừa công kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2019 với nhiều chỉ tiêu vượt trội so với cùng năm năm trước. Hoạt động dịch vụ tăng 51 tỷ đồng, hoạt động khác tăng 209 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lại giảm mạnh như chi phí hoạt động giảm 16 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 730 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần lại bất ngờ giảm khủng 976 tỷ đồng, tương đương 97% đã làm lợi nhuận sau thuế giảm 29% chỉ còn 36 tỷ đồng.
Đối với ngân hàng có quy mô vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng, tổng tài sản 522.282 tỷ đồng thì con số lợi nhuận 36 tỷ đồng quá nhỏ bé. Chính điều này, nhiều năm liền, cổ tức là điều xa xỉ đối với cổ đông của SCB khi lợi nhuận sau thuế luôn ở con số rất thấp. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế đạt 155 tỷ đồng trong năm 2018, 104 tỷ đồng trong năm 2017, 67 tỷ đồng trong năm 2016, 81 tỷ đồng trong năm 2015, 92 tỷ đồng trong năm 2014, 42 tỷ đồng năm 2013, 64 tỷ đồng trong năm 2012.
Do việc “ém nhẹm” thuyết minh báo cáo tài chính nên cổ đông, nhà đầu tư hay thậm chí là khách hàng cũng không thể nào biết thực trạng nợ xấu của SCB là như thế nào để có thể tiếp tục tin tưởng nắm giữ cổ phiếu hay gửi tiền vào ngân hàng này.
Trong bảng cân đối tài chính của SCB bất thường xuất hiện khoản phải thu lên tới 61.690 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng tài sản và gấp 4 lần vốn điều lệ. Đây là tỷ lệ cao và bất thường so với các ngân hàng khác như: BIDV, VietinBank, Sacombank, SHB…
Chắc chắn, nhà đầu tư, cổ đông sẽ đặt câu hỏi: Các khoản phải thu trên là thu từ đối tượng nào và liệu có thu đủ 100% trong thời gian tới hay không? Việc “ém nhẹm” thuyết minh báo cáo tài chính có phải là SCB đang muốn gửi thông điệp đến cổ đông, người gửi tiền là ngân hàng thiếu minh bạch?!
Theo Minh Đức/Thương hiệu và Pháp luật